Ôn tập Luật Giao Thông Đường Bộ
1. HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
1.1. Chấp hành báo hiệu đường bộ
a) Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
b) Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
1.2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
1.3. Tín hiệu đèn giao thông
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
1.4. Biển báo hiệu đường bộ
Biển báo hiệu đường bộ được chia thành 5 nhóm cơ bản: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ và biển viết bằng chữ.
1.4.1. Biển báo cấm
Biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt. Sau đây là một số biển báo cấm thường gặp:

1.4.2. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Sau đây là một số biển báo nguy hiểm và cảnh báo thường gặp:

1.4.3. Biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết. Sau đây là một số biển hiệu lệnh thường gặp:

1.4.4. Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh. Sau đây là một số biển chỉ dẫn thường gặp:

1.4.5. Biển phụ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ. Sau đây là một số biển phụ thường gặp:

1.5. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu dùng để hướng dẫn, điều khiển giao thông, nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

2. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1. Một số hành vi bị nghiêm cấm
1) Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cánh, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2) Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
3) Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
4) Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
5) Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
6) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
7) Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
8) Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
9) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
10) Lợi dụng việc xẩy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
11) Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
12) Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. (theo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019).
2.2. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc):

2.3. Sử dụng làn đường
1) Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2) Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
2.4. Vượt xe
1) Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
2) Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Trên cầu hẹp có một làn xe;
b) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn bị hạn chế;
d) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
2.5. Chuyển hướng xe
1) Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ;
2) Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác;
3) Không được quay đầu xe ở phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
2.6. Tránh xe đi ngược chiều
1) Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
2) Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
2.7. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
1) Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2) Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3) Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi bên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
2.8. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
1) Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắnmột khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
2.9. Giao thông trong hầm đường bộ sao hiệu
1) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2) Chỉ được dừng, đỗ xe ở nơi quy định.
2.10. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2) Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đổi với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
3. MỘT SỐ NGUYÊN TÁC XỬ LÝ TRÊN SA HÌNH
1) Quyền bình đẳng xe vào nơi đường giao nhau: Khi tới nơi đường giao nhau, xe thô sơ và xe cơ giới đều có quyền bình đẳng ngang nhau, xe nào vào nơi đường giao nhau trước thì xe đó được đi trước.
2) Xe ở trên đường ưu tiên: tại những nơi giao nhau giữa một đường ưu tiên và một đường không ưu tiên hoặc giữa một đường chính và một đường phụ thì quyền ưu tiên dành cho xe chạy trên đường ưu tiên và trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới.
3) Xe có quyền ưu tiên bên phải: Khi các xe đến đường giao nhau đồng cấp, cùng một lúc thì xe nào rẽ phải và bên phải không vướng sẽ được đi trước.
4) Xe phải nhường đường khi rẽ trái: Khi các xe đến đường giao nhau đều cùng một lúc, thì những xe rẽ trái phải nhường đường cho xe đi thẳng và xe rẽ phải đi trước.
5) Xe ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ: Một số xe cơ giới có quyền ưu tiên, được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới, theo thứ tự ưu tiên.
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
e) Đoàn xe tang.